0938.189.222

RSS Facebook

Phim về Bác Hồ: 'Món nợ' với các nhà làm phim Việt

Không phải quá ít phim về Bác Hồ nhưng rõ ràng điện ảnh Việt Nam vẫn chưa có một bộ phim truyện điện ảnh thực sự tầm cỡ, để lại ấn tượng mạnh mẽ khi khắc họa hình tượng vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, nhất là giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1969.

Không phải quá ít phim về Bác Hồ nhưng rõ ràng điện ảnh Việt Nam vẫn chưa có một bộ phim truyện điện ảnh thực sự tầm cỡ, để lại ấn tượng mạnh mẽ khi khắc họa hình tượng vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, nhất là giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1969.

phim ve bac ho mon no voi cac nha lam phim viet
NSND Bùi Bài Bình vai Bác trong phim “Nhà tiên tri”. Ảnh do đoàn làm phim cung cấp

Thách thức

Nhiều bộ phim về Bác đã ít nhiều gây chú ý, giành thiện cảm của công chúng từ “Hẹn gặp lại Sài Gòn”, “Hà Nội mùa đông năm 1946”, “Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông”, “Vượt qua bến Thượng Hải”… rồi sau này là “Thầu Chín ở Xiêm”, “Nhà tiên tri”. Trong đó, “Hà Nội mùa đông năm 1946” của đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh nổi bật khi khắc họa hình ảnh Bác trong những thời khắc cam go của đất nước, phải đưa ra những quyết định quan trọng để cứu dân tộc.

Nói chung các nhà làm phim Việt khi làm phim về Bác đều dồn tâm huyết, tập trung nỗ lực để có những tác phẩm hay, vượt ra ngoài yếu tố “cúng cụ” vào các dịp kỷ niệm, lễ lạt đơn thuần. Mỗi người khai thác một giai đoạn trong cuộc đời Bác, như đạo diễn Vương Đức và biên kịch Hoàng Nhuận Cầm khi làm “Nhà tiên tri” tập trung vào thời Bác “nằm gai, nếm mật” ở Việt Bắc giai đoạn 1947-1950.

Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng, biên kịch Đinh Thiên Phúc lại chú ý đến thời Bác hoạt động ở Thái Lan với bí danh Thầu Chín. Đạo diễn đầu bạc Vũ Châu và nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát đi vào thời kỳ Bác Hồ - Nguyễn Tất Thành dạy ở trường Dục Thanh (Phan Thiết) những năm 1910-1911 trong bộ phim “Nhìn ra biển cả”.

Mỗi phim có mạnh riêng, yếu riêng nhưng với những khán giả khó tính thì quả thực chưa có tác phẩm nào về Bác sống động và làm người xem nhớ mãi.

Đóng vai Bác Hồ có 6 diễn viên là: Trần Lực, Tiến Hợi, Minh Hải, Minh Đức, Mạnh Trường và Bùi Bài Bình. Trong số đó, NSƯT Tiến Hợi với ưu thế chất giọng xứ Nghệ và diễn xuất điềm đạm thể hiện hình tượng Bác trong “Hà Nội mùa đông năm 1946” khá tốt. Trần Lực vào vai Bác trong “Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông” có nét riêng… NSND Bùi Bài Bình khi được đạo diễn Vương Đức mời đóng vai Bác rất ngạc nhiên, và rồi quyết tâm vào vai “để đời” trong “Nhà tiên tri”. Anh khổ luyện từ chuyện giảm cân bằng uống 2, 3 ly càphê hằng ngày cho đến làm lại răng…

Người xem ghi nhận nỗ lực của Bùi Bài Bình trong những đoạn diễn tả nội tâm Bác, còn Mạnh Trường cao to vào vai Bác như một ý muốn đổi mới của đạo diễn Bùi Tuấn Dũng muốn hình tượng Bác trở nên khỏe hơn, mạnh mẽ hơn so với các phim Việt trước đó làm về lãnh tụ. Nó đối lập với một diễn viên Minh Đức “mỏng cơm” và có phần quá thư sinh trong “Nhìn ra biển cả”…

Tóm lại là những diễn viên từng đóng vai Bác đều nhận thức rõ vinh dự, trách nhiệm và dồn tâm sức để tạo nên một vai diễn ấn tượng mạnh. Nhưng có lẽ “lực bất tòng tâm”, vẫn chưa ai đủ sức tạo nên một hình tượng Bác vĩ đại mà giản dị “như đỉnh non cao tự giấu hình/ trong rừng xanh lá, ghét hư vinh”(Thơ Tố Hữu).

Từ “thần thái” mà cư dân mạng hay dùng gần đây, thật chính xác trong trường hợp này khi các diễn viên chưa thể hiện được “thần thái” của Bác.

Khoảng trống mênh mang

Cuộc đời Bác không khác gì một cuốn tiểu thuyết bi hùng dày dạn và là nguồn cảm hứng bất tận cho những nghệ sĩ tâm huyết muốn làm phim về lãnh tụ. Rất nhiều huyền thoại, chi tiết đắt giá về Người. Đặc biệt là giai đoạn hòa bình lập lại (1954) cho đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, rồi những năm tháng cuối cùng trong cuộc đời Bác. Nhìn sang các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật khác như văn học, thơ ca, âm nhạc… Không thiếu những tác phẩm về Bác giai đoạn này. Và nhiều thế hệ còn nhớ và xúc động với bài hát “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” của nhạc sĩ Trần Hoàn.

Một số phim tài liệu cũng đã làm về giai đoạn từ năm 1954 đến 1969 của Bác nhưng phim truyện điện ảnh vẫn vắng bóng. Không thể nói nguồn tư liệu thời kỳ này ít ỏi, cũng khó mà cho rằng giai đoạn này không nhiều chuyện để khai thác mà có lẽ các nhà biên kịch và đạo diễn chưa dành nhiều tâm huyết cho nó.

Mấy năm gần đây, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tạo hiệu ứng xã hội, lan tỏa sâu rộng. Nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật đã hưởng ứng thiết thực từ văn học, âm nhạc đến sân khấu, cụ thể hóa và nghệ thuật hóa những lời dạy của Bác.

Cần lắm những bộ phim truyện điện ảnh Việt hay về Bác, không chỉ giai đoạn trước cách mạng, trong kháng chiến chống Pháp mà thời kỳ sau này.

Chủ đề Bác Hồ vẫn là “món nợ” với các nhà làm phim tâm huyết của điện ảnh Việt.

phim ve bac ho mon no voi cac nha lam phim viet 'Thông điệp 368 chữ' trong thư Bác Hồ gửi cán bộ ngành Y tế cách đây 63 năm

Theo Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, bức thư của Bác Hồ gửi cán bộ ngành y tế chỉ dài 368 chữ nhưng ...

phim ve bac ho mon no voi cac nha lam phim viet Tuyển thủ U23 Việt Nam dâng hương tại tượng đài Bác Hồ

Chiều ngày 4/2, các cầu thủ U23 Việt Nam đã dâng hương tại tượng đài Bác Hồ trên phố đi bộ Nguyễn Huệ và chuẩn ...

Việt Văn

Lao Động